”CHỌI GÀ” MÔN CHƠI CỦA BẬC VƯƠNG GIẢ

Các triều đại vua chúa Việt Nam ngày xưa thường dùng súc vật để thi đấu hoặc biểu diễn trong những dịp lễ hội đặc biệt. Có ba loại

chính được dùng trong thể loại thi đấu là: Hổ Quyền, Chọi Trâu, và Đá Gà.

* Hổ Quyền

Vua Minh Mạng sinh năm 1791 và băng hà năm 1840. Nhà vua có 40 vợ, 87 hoàng tử và 64 công chúa.
Năm 1830, vua cho xây “Hổ Quyền” trên bờ sông Hương cách nội thành Huế khoảng 4 kilo mét về hướng Nam.
Hổ Quyền rất đựơc các vua nhà Nguyễn ưa chuộng. Hổ đựơc dùng để đấu với voi và thường bị voi quật chết.
Sử ta có ghi lại chuyện con nuôi của Tả Quân Lê Văn Duyệt là Lê Văn Khôi dùng tay không đả hổ trong dịp Sứ Thần Xiêm La (Thái Lan) ghé thăm khiến họ kinh phục.

* Chọi Trâu

Loại trâu cổ, to con với sừng dài vuốt nhọn được dùng để tranh giải giữa các làng vùng Đồ Sơn – Hải Phòng. Ngày nay chính phủ Việt Nam đang khuyếch trương nghệ thuật chọi trâu lâu đời và
truyền thống này tại miền Bắc. Một số tỉnh tại miền Nam như Bình Dương, Long Bình – Đồng Nai cũng đã thấy bắt đầu thi đấu và khởi sắc.

* Đá Gà

Trong khi “Hổ Quyền” là một nghệ thuật biểu diễn võ thuật được tổ chức trong giới hạn của cung đình cho các bậc vua chúa thưởng ngoạn thì “Chọi trâu” và “Đá gà” là hai thú vui dân gian.
Tuy nhiên phải nói đá gà là một trong những loại thi đấu được nhiều người ưa thích và tham dự.
Ngoài những bậc như vua, chúa và các quan cận thần chơi gà phải kể đến Tả Quân Lê Văn Duyệt và Nguyễn Nhạc (nhà Tây Sơn 1778 – 1802).
Nhiều chuyện được dân gian truyền khẩu kể lại về Nguyễn Nhạc là người rất mê gà nòi, chính ông là người đã bỏ công ra sưu tầm về môn “Kê Quyền” là môn võ dựa trên các thế đánh và ra đòn của gà nòi.
Ngày nay những thế võ này vẫn được lưu truyền lại tại vùng Bình Định thuộc miền Trung Việt Nam.